Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: KHOÁI CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TUYỀN TỚI PHỤ HUYNH TRONG VIỆC CHO TRẺ ĐI HỌC TRỰC TUYẾP TẠI TRƯỜNG

Một số nội dung tuyên truyền gửi tới phụ huynh chuẩn bị cho trẻ tới trường

Việc cho học sinh, nhất là học sinh mầm non, quay lại trường giúp các con được tiếp thu kiến thức, thoải mái tinh thần và đáp ứng với điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, bố mẹ và những người thân trong gia đình cũng cần chuẩn bị kỹ càng cho trẻ khi trở lại trường sau thời gian dài nghỉ ở nhà.

Một thực tế là học sinh mầm non ở nhiều địa phương đã nghỉ và điều này kéo dài có thể khiến các em mất tập trung trong việc học, khó quay lại học tập một cách tốt nhất.

Vì thế, bố mẹ cần trò chuyện với con, cùng con lập thời gian biểu sinh hoạt cũng như có kế hoạch học tập khi con quay lại trường.

Theo chuyên gia tâm lý Hà Thái Hương - Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - nếu trẻ quấy khóc không chịu quay lại trường lớp, bố mẹ cần giúp con tìm lại hứng khởi từ những câu chuyện vui ở trường hay kể cho con về những người bạn thân của con ở trường, những việc mà con rất hứng thú khi ở trường.

“Con có thể quấy khóc và không muốn đi học, đó là những biểu hiện rất bình thường. Cha mẹ cần kiên trì và dần dần mỗi hôm một chút, trò chuyện, thủ thỉ với con về niềm vui khi đến lớp, hướng sự chú ý của con vào những việc con hứng thú nhất, tạo cảm giác con được thầy cô, bạn bè yêu thương. 

Khi con đã yêu thích đến trường thì việc điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen để các con bắt nhịp với môi trường mới kỷ cương, nề nếp hơn hoàn toàn không phải là vấn đề trở ngại", chuyên gia tâm lý Hà Thái Hương nói.

Ngoài ra, khi trẻ mầm non đến trường, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang. Bố mẹ cần giải thích cho trẻ biết khẩu trang giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn virus lây lan. Sử dụng khẩu trang có độ dày nhất định để vừa giúp trẻ dễ thở, vừa có khả năng bảo vệ tốt.

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn hoặc chạm vào thức ăn, sau khi đi chơi ở bên ngoài, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi đi vệ sinh… bằng xà phòng.

Trang bị lọ rửa tay khô để trong balo cho trẻ. Những lọ nước rửa tay có mùi thơm dịu cũng có thể giúp trẻ thấy hứng thú trong việc rửa tay.

Ngoài ra, bố mẹ và thầy cô hãy dành thời gian quan sát cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức của trẻ xem có đang phải trải qua những khó khăn gì hay không, để từ đó có các chiến lược hỗ trợ kịp thời. Nếu trẻ đang rơi vào một tình huống khủng hoảng thì bố mẹ cần bên cạnh, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ vượt qua khủng hoảng.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Lê Thị Loan (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng: "Trong giai đoạn đầu trẻ trở lại trường, bố mẹ cần dành thời gian để hỗ trợ cho con thích ứng dần với cuộc sống có bạn bè, thầy cô ở cạnh sau gần 1 năm nghỉ ở nhà. Tất nhiên, việc này đòi hỏi phải thực hiện một cách có phương pháp.

Cụ thể như bố mẹ có thể dành thời gian nói chuyện với con về việc trở lại trường như thế nào, học tập ra sao, dùng đồ cá nhân thế nào và khi gặp khó khăn ở trường thì cần ai giúp đỡ.

Kể cả bị bắt nạt cũng là một vấn đề đáng lưu ý, vậy nên phải hướng dẫn con nếu bị bắt nạt thì phải nói với ai, cầu cứu thế nào vì trẻ nhỏ khi quay lại trường sau thời gian dài khó tránh khỏi những xáo trộn tâm lý nếu bị bắt nạt thì cần phải được hỗ trợ ngay”.

Còn về việc nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con em mình đến trường có an toàn hay không  trong khi dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp thì các chuyên gia chỉ ra đây chỉ là vấn đề tâm lý. Bởi hiện nay, dù con ở nhà nhưng bố mẹ đi làm, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau thì vẫn có nguy cơ lây lan dịch bệnh sang con.

Vậy nên, nếu đã xác định sống chung với dịch bệnh, cần có một tâm thế tốt, quan trọng nhất là bản thân mỗi bậc phụ huynh cần trang bị ý thức phòng, chống dịch để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh.


Tác giả: Nguyễn Thị Nhàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết